Cửa nhôm sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn nào được áp dụng cho quá trình sản xuất Cửa nhôm Xingfa?

Cửa nhôm sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn nào được áp dụng cho quá trình sản xuất Cửa nhôm Xingfa?

Cửa nhôm sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn nào được áp dụng cho quá trình sản xuất Cửa nhôm Xingfa?

Cửa nhôm sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn nào được áp dụng cho quá trình sản xuất Cửa nhôm Xingfa?
Hiện nay trên thị trường, dòng cửa nhôm kính được sử dụng rộng rãi bởi độ bền cao, chịu lực tốt, chống va đập mạnh, các thanh nhôm được thiết kế gia cường chịu lực tốt, đồng thời vẫn giữ được nét đẹp bền màu trước những biến đổi của ngoại cảnh bởi công nghệ sơn tĩnh điện.

  Nhờ sự ra đời của công nghệ sơn phun tĩnh điện cao cấp tiêu chuẩn châu Âu đã tạo cho các dòng cửa nhôm có màu sắc bền bỉ, chống lại hiện tượng oxi hóa khi thời tiết thay đổi ngày càng khắc nghiệt . Nguyên lý phủ sơn bằng hợp chất hữu cơ dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt của kim loại được Tiến sỹ Dr.Erwin Gemmer đưa vào thử nghiệm tại Châu Âu vào năm 1950, và cho đến ngày nay, công nghệ phun sơn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp là thành tựu vĩ đại của các nhà khoa học như công nghiệp hàng hải, công nghiệp chế tạo xe, xây dựng công nghiệp, dân dụng…
Năm 1964 là khoảng thời gian mà công nghệ sơn tĩnh điện bắt đầu phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng nhiều vào đời sống. Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa  học ngày càng vượt bậc mà bột sơn được cải tiến rất nhiều về chất lượng, mang đến cho các sản phẩm được phủ bột sơn tĩnh điện chất lượng tốt hơn, bền màu hơn, đồng thời mẫu mã đa dạng hơn cho khách hàng lựa chọn.
Sơn tĩnh điện là 1 phương pháp phun sơn ứng dụng nguyên lý tĩnh điện. Quá trình  thực hiện này sẽ được tích một điện tích (+) khi sử dụng qua súng phun sơn tĩnh điện, đồng thời các thanh nhôm sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và thanh nhôm.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại sơn tĩnh điện là sơn tĩnh điện khô và ướt.
·          Sơn tĩnh điện khô là loại sơn sử dụng bột sơn và được ứng dụng chủ yếu cho các sản phẩm bằng kim loại như nhôm, sắt, thép, inox… Loại bột sơn tĩnh điện được dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Tùy theo mục đích sử dụng với các điều kiện trong nhà hay ngoài trời mà có 4 loại bột nhôm  phổ biến là: bóng, mờ, cát và nhăn. Ngoài ra, còn có loại sơn tĩnh điện ướt  được dùng cho nhiều vật liệu hơn sợn tĩnh điện khô như trên bề mặt kim loại, nhựa, gỗ...  đặc biệt, quá trình sơn được thực hiện khi có dung môi. Tuy nhiên, độ bền khi sử dụng phương pháp này không cao. Vì vậy, trên các khung nhôm của cửa nhôm kính sẽ được áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện khô giúp bề mặt thanh nhôm không những được nhuộm với những màu sắc khác nhau mà còn chống thấm nước, kháng được axit và chất kiềm, giúp chất lượng cửa nhôm kính được bền màu.
·         Quá trình sơn tĩnh điện thanh nhôm  được thực hiện trong hệ thống dây chuyền sơn khép kín gồm các bước như sau :
·         Bước 1:
·         Trước khi diễn ra quá trình phun sơn, để chất lượng phun sơn đạt hiệu quả, độ bám dính của bột sơn vào các thanh nhôm cao thì bề mặt thanh nhôm cần được xử lý  nhằm loại bỏ dầu mỡ công nghiệp và các tạp chất khác đang bám dính. Đây là giai đoạn đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng, quyết định đến chất lượng sơn bám dính có được lâu bền hay không, bởi vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận khi thực hiện quá trình xử lý bề mặt thanh nhôm ở bước đầu tiên.
·         Bước 2 :
·         Sau khi bề mặt thanh nhôm được xử lý sạch thì cần sử dụng các lò sấy khô trên hệ thống băng chuyền nhằm đảm bảo sản phẩm đã được hong khô hoàn toàn trước khi sơn, bởi độ ẩm ướt sẽ cản trở quá trình bám dính của bột sơn lên các thanh nhôm
·         Bước 3:
Sau khi xử lý bề mặt nhôm và sấy khô, các thanh nhôm sẽ được phun sơn bằng dụng cụ súng phun sơn tĩnh điện. Có hai loại súng phun sơn được sử dụng bao gồm: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng. Sau khi phun phần dư thừa sơn sẽ còn lại và có thể trộn với sơn mới để tái sử dụng. Đây cũng là một trong những ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện khô, tiết kiệm được chi phí bởi vậy phương pháp sơn tĩnh điện bột được ưa chuộng hơn so với sơn tĩnh điện dạng ướt
Bước 4:
Sau khi quá trình phun sơn được diễn ra, các thanh nhôm sẽ được đưa vào trong buồng phun để sấy khô và thu hồi lượng sơn thừa để tái sử dụng cho lần phun sơn tiếp theo. Đây cũng là công đoạn quan trọng đỏi hỏi sự cận thận cao của người thợ bởi đây là bước cuối cùng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Sấy khô sau khi phun sơn sẽ giúp lớp bột sơn bám chắc trên bề mặt thanh nhôm so với các loại nhôm thông thường, đồng thời, lớp sơn sẽ bám đều và đẹp.
   
    Tùy theo không gian cũng như thiết kế của các công trình khác nhau mà khách hàng sẽ lựa chọn những màu sắc phun sơn phù hợp. So với các loại cửa nhôm kính được áp dụng phương pháp sơn thông thường thì các loại cửa nhôm chất lượng cao như cửa nhôm xingfa, cửa nhôm Việt Pháp, PMI… được áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện, có lớp phủ dày mà không cần phải tạo vách ngăn giống như những sơn thông thường và lớp phủ đó có khả năng chống bong tróc và ăn mòn khá tốt. Bên cạnh đó, hệ thống phun sơn thông thường hoạt động với quy trình khá đơn giản, không khắt khe như hệ thống sơn tĩnh điện nên chất lượng thanh nhôm thường không cao, màu sắc không được chuẩn xác và bóng mịn, chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian ngắn, lượng dung môi cao nên dễ gây ảnh hưởng tới môi trường.